Phú Quốc trung tâm kinh tế tài chính mới của châu Á.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Kiên Giang đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố Phú Quốc đạt đô thị loại I vào năm 2025, trở thành thành phố du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế. Cùng với vị thế là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, đảo Ngọc tương lai sẽ trở thành một trung tâm kinh tế tài chính của khu vực và thế giới. Đứng trước vận hội mới với những cơ hội và thách thức song hành, Phú Quốc phải làm gì để đạt được mục tiêu lớn lao này?

Những bước chuyển mình…

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích gần 600km2, xấp xỉ Singapore với khoảng 150km đường bờ biển trải dài.

Đảo Ngọc còn có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, là trung tâm giữa các thành phố lớn của Asean và chỉ cách những thành phố này khoảng hai giờ bay. Ngoài ra, nơi đây còn là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận từ năm 2006. Cùng với khí hậu dễ chịu, vùng đất này được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao về khả năng hấp dẫn nhà đầu tư.

Đảo Ngọc tương lai có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm kinh tế tài chính mới của khu vực và thế giới. (Ảnh minh họa: IT)

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Kiên Giang đã xác định mục tiêu xây dựng TP. Phú Quốc đạt đô thị loại I vào năm 2025, trở thành thành phố du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế. Dự báo đến năm 2040, dân số Phú Quốc sẽ có khoảng 680.000 người. Với mức dân số tăng hơn gấp ba lần hiện tại, cộng với vị thế là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, đảo Ngọc tương lai hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm kinh tế – tài chính mới của khu vực và thế giới. Nơi đây sẽ không chỉ hấp dẫn giới đầu tư kinh doanh, mà còn thu hút đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao về làm việc, sinh sống, hình thành quần thể cộng đồng trí thức cao, tinh hoa hội tụ.

Trao đổi với Reatimes, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, Phú Quốc đang là một trung tâm về du lịch, nghỉ dưỡng và tới đây hứa hẹn sẽ “trở mình” với quy hoạch mới theo Quyết định 767/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2040, phát triển TP. Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc, một trung tâm kinh tế – chính trị, trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, với các dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao ở tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đồng thời xây dựng các trung tâm thương mại và một không gian sống chất lượng cho người dân trên đảo; quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển. Rõ ràng Phú Quốc có thể chuyển mình thành trung tâm kinh tế – tài chính không chỉ của Việt Nam mà còn là các quốc gia trong khu vực và nhà đầu tư quốc tế.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, có thể coi Phú Quốc là nơi trung chuyển giữa phía Đông Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên nơi đây trở thành vùng biển quan trọng trong hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á với phần còn lại của thế giới. Vậy nên, hoàn toàn có khả năng xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm tài chính hàng đầu của khu vực. 

Một trong những điểm nhấn đáng mừng khác của kinh tế Phú Quốc những năm qua là việc nơi đây đã đẩy mạnh hệ thống giao thông vận tải. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc được mở rộng và nâng cấp thêm nhiều đường bay mới trong và ngoài nước. Hệ thống cảng biển gia tăng kết nối với đất liền, hệ thống tàu cao tốc được thay mới, tham gia vào mạng lưới hàng hải quốc tế, cùng với đó là xây dựng mới các trục đại lộ lớn từ trung tâm Dương Đông xuống phía Nam.

Không chỉ vậy, ngày càng nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào đảo Ngọc như Vingroup, Sun Group, BIM Group, Tân Á Đại Thành – Meyland… Và sự xuất hiện của Meyhomes Capital Phú Quốc đã hoàn thiện bức tranh du lịch – nghỉ dưỡng – định cư lâu dài tại nơi này.

Giới phân tích đánh giá, một Phú Quốc đầy tiềm năng, hấp dẫn nhà đầu tư, đang trên con đường phát triển để giàu mạnh và rực rỡ sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của các chuyên gia tài chính, nhân sự lao động chất lượng cao. Cùng với những ưu thế sẵn có về vị trí và điều kiện tự nhiên, Phú Quốc được Chính phủ và chính quyền tỉnh Kiên Giang đặt kỳ vọng phát triển thành một thiên đường du lịch và trung tâm kinh tế tài chính mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng đó cũng là dịp để nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới.

Khơi dậy những tiềm năng 

Cú hích mạnh mẽ đầu tiên đưa Phú Quốc lên bản đồ du lịch thế giới phải kể đến là năm 2014, nơi đây chính thức hòa lưới điện quốc gia, làm giảm đáng kể chi phí xây dựng, chi phí vận hành, chi phí sinh hoạt của người dân trên đảo. Đây cũng là năm sân bay quốc tế Phú Quốc đón chuyến bay đầu tiên, đánh dấu một hành trình phát triển mới cho vùng đất này.

Song, trên hành trình kiến tạo Phú Quốc cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều điều phải bàn thảo, nhất là việc tính toán các giải pháp để đưa vùng đất này trở thành trung tâm kinh tế – tài chính mới của châu Á.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, trước hết, Phú Quốc đang đứng trước các thách thức về phát triển cơ sở hạ tầng. Thành phố đang thiếu hụt những mô hình phát triển mới, bền vững, tích hợp đa chức năng về cả y tế, giáo dục, thương mại và dịch vụ tài chính ngân hàng. Đặc biệt, để phát triển ngành tài chính, rất cần cơ sở hạ tầng và cần đội ngũ nhân lực chất lượng cao đến từ trong nước và quốc tế, ngoài các điều kiện khác.

Một trung tâm tài chính cần có người đến kinh doanh, đầu tư và giao dịch. Để phục vụ họ, lại cần một đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Thế nhưng, theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Phú Quốc chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, một phần bởi thời gian qua, lực lượng lao động vẫn là từ các nơi đến, một phần đội ngũ này vẫn còn mỏng và chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của một thị trường tài chính.

Theo các chuyên gia, phát triển bền vững thành trung tâm tài chính là câu chuyện đường dài với Phú Quốc nhưng với những tiềm năng sẵn có, không thiếu cơ hội để Phú Quốc biến kỳ vọng này thành hiện thực. 

“Phú Quốc cần nhiều điều kiện mới có thể xây dựng một trung tâm tài chính, kinh tế tầm cỡ. Những hạn chế của hiện tại là cơ hội của giới đầu tư, của quy hoạch bài bản và có tầm nhìn lâu dài”, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) khẳng định. 

PGS.TS. Ngô Trí Long nhận định thêm, các doanh nghiệp bất động sản đã có đóng góp quan trọng cho nền tảng cơ sở hạ tầng, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến hoạt động. Họ đã làm nên sự thay đổi của Phú Quốc trong thời gian qua và cả trong tương lai. Phú Quốc ngày càng giàu đẹp hơn chính là cơ sở và động lực để sớm trở thành trung tâm kinh tế – tài chính. 

Thực tế 5 năm qua, dòng tiền đầu tư vào Phú Quốc tăng rất nhanh. Thống kê đến tháng 9/2020, Phú Quốc đã thu hút 372 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 16,5 tỷ USD. Đây là những nguồn lực thúc đẩy kinh tế của Phú Quốc tăng trưởng trong thời gian qua. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp tại đây cũng nâng tầm mỹ quan đô thị với các dự án bất động sản đẳng cấp, có tính chất định hình lối sống mới, dẫn dắt xu hướng và tạo nền tảng cơ sở hạ tầng cho thị trường tài chính, tiền tệ trong tương lai. 

Trong đó, Meyhomes Capital Phú Quốc được đánh giá là một dự án có đóng góp quan trọng cho định hướng phát triển trung tâm kinh tế tài chính Phú Quốc trong thời gian tới. Dự án này sẽ tạo ra hạ tầng đô thị quan trọng phục vụ cho sự phát triển các trụ cột mà Phú Quốc đã đặt ra, trong đó có tài chính, ngân hàng và kinh tế biển.

Meyhomes Capital Phú Quốc được đánh giá là một dự án có đóng góp quan trọng cho định hướng phát triển trung tâm kinh tế tài chính Phú Quốc trong thời gian tới.

Thay đổi tư duy để đón vận hội mới

Ngày 1/1/2021, Phú Quốc chính thức trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Dấu mốc đáng nhớ ấy là cơ sở quan trọng để gỡ nút thắt về tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản trị hành chính Nhà nước ở địa phương, đồng thời tạo sức bật mạnh hơn nữa để Phú Quốc phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế.

Hiện vùng đất xinh đẹp này đang đứng trước vận hội lớn lao. Một đô thị biển đảo đặc sắc sẽ hình thành trong tương lai, bởi nơi đây hiện tại đã là điểm thu hút dòng tiền mới từ các nhà đầu tư ở khắp nơi. Vấn đề là Phú Quốc cần có sự chuẩn bị đầy đủ, chất lượng nhất để nắm bắt cơ hội, thích ứng linh hoạt.

“Từ trước đến nay chúng ta vẫn nghĩ và quy hoạch Phú Quốc theo tinh thần đô thị du lịch. Chúng ta cần có một bước thay đổi và chuyển mình để đưa Phú Quốc trở thành một đô thị đẳng cấp để từ đó thu hút được nhân sự chất lượng cao cũng như có một lực lượng lao động tại chỗ đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của nền kinh tế tài chính mới”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh gợi mở.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, không dễ để xây dựng ngay nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu này. Hiện tại Phú Quốc chưa đào tạo được thì nên có chính sách thu hút người lao động từ nơi khác. Nhưng trong tương lai, Phú Quốc vẫn có thể làm được và việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phải được xác định là mục tiêu lâu dài.

“Chúng ta cần quy hoạch lại vùng đất này với tầm nhìn dài hạn để phát triển về lâu dài. Nhưng việc cần làm ngay là phải phát triển đô thị song hành tại Phú Quốc, thậm chí phải đi trước để tạo môi trường sống tốt cho những người tới đây làm việc. Một thành phố biển đảo đáng sống mới có thể thu hút được đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao, phục vụ cho mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế tài chính, du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp”, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đề xuất.

Mặt khác, theo các chuyên gia, Phú Quốc ngày nay không chỉ cạnh tranh với các điểm đến tại Việt Nam, mà còn cần cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, và tương lai phải vươn đến trở thành điểm đến của dòng tiền đầu tư và hoạt động tài chính sôi nổi tầm cỡ khu vực và thế giới. Muốn vậy phải thu hút được các chuyên gia kinh tế, tài chính và lao động chất lượng cao đến đây làm việc.

Để theo đuổi mục tiêu “dọn tổ đón phượng hoàng”, những năm qua Chính phủ đã chỉ đạo triển khai xây dựng đồng bộ các dự án về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kinh tế Phú Quốc có đà khởi sắc.

“TP. Phú Quốc sẽ tập trung đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, hệ thống cảng biển; xử lý rác thải, nước thải, cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án”, những tuyên bố này được ông Đỗ Thanh Bình – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giangđưa ra tại Hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp TP. Phú Quốc về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, ngày 23/7 vừa qua.

Theo lãnh đạo Thành phố, Phú Quốc đang tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách tốt hơn nữa, nhất là những chính sách về tiền thuê đất, sử dụng đất, nhập cảnh… để thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Phú Quốc phát triển trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ, tài chính lớn Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Không chỉ hấp dẫn giới đầu tư kinh doanh, một Phú Quốc phát triển rực rỡ còn thu hút đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao về làm việc, sinh sống. Nơi đây sẽ hình thành quần thể cộng đồng trí thức cao, tinh hoa hội tụ. Để phát triển xứng tầm, hơn lúc nào hết Phú Quốc cần nhanh chóng gia tăng phát triển các sản phẩm bất động sản tương xứng, đặc biệt là các khu đô thị cao cấp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của tầng lớp cư dân thế hệ mới, để hoàn thiện bức tranh đô thị mới của Phú Quốc.

Sự vào cuộc của các nhà phát triển bất động sản lớn với những dự án bất động sản bài bản, đẳng cấp cho thấy, Phú Quốc đã sẵn sàng đón nhận vận hội mới. Bức tranh phát triển đô thị biển đảo của Phú Quốc nói chung và kỳ vọng về một trung tâm kinh tế – tài chính mới của châu Á đang dần hiện ra rõ nét./.

Quyết định 767/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 đã xác định mục tiêu quy hoạch là phát triển TP. Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc; một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; đồng thời là một trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm chăm sóc sức khoẻ, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị – văn hóa. Bên cạnh đó, không đơn thuần là một điểm đến, một thiên đường nghỉ dưỡng, Phú Quốc sẽ trở thành một không gian sống có chất lượng và gắn bó của người dân trên đảo; quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

“Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Kiên Giang cũng đã xác định mục tiêu xây dựng TP. Phú Quốc đạt đô thị loại I vào năm 2025, trở thành thành phố du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế. Với vị thế là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, dự báo đến 2030, Phú Quốc sẽ có 550.000 dân. Với mức dân số tăng gấp 3 lần hiện tại, Đảo ngọc tương lai sẽ trở thành một trung tâm kinh tế – tài chính mới của khu vực và thế giới. Không chỉ hấp dẫn giới đầu tư kinh doanh, mà còn thu hút đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao về làm việc, sinh sống. Nơi đây sẽ hình thành quần thể cộng đồng trí thức cao, tinh hoa hội tụ.

Đứng trước cơ hội trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc, một thành phố đáng sống bậc nhất, với những thế mạnh riêng có, Phú Quốc đang dần chuyển mình để sẵn sàng trở thành điểm đến an cư, đầu tư đắt giá. Một “cuộc cách mạng” thực sự về mở rộng và hiện đại hóa không gian đô thị đang dần hình thành tại Phú Quốc. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội phát triển là những thách thức song hành. Theo đó, còn nhiều vấn đề phải giải quyết để Phú Quốc hiện thực hóa được mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế mới của khu vực và thế giới.

Cụ thể, Thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước đang thiếu hụt những mô hình phát triển mới, bền vững, tích hợp đa chức năng về cả y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ tài chính ngân hàng… Để phát triển xứng tầm, hơn lúc nào hết Phú Quốc cần nhanh chóng phát triển các sản phẩm bất động sản tương xứng, đặc biệt là các khu đô thị cao cấp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của tầng lớp cư dân mới, để hoàn thiện bức tranh đô thị mới của Phú Quốc.

Trên cơ sở đó, dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland tổ chức Hội thảo: Không gian đô thị Phú Quốc: Sự dịch chuyển mạnh mẽ của xu hướng đầu tư mới.

Hội thảo dự kiến có sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, UBND TP. Phú Quốc, các chuyên gia kinh tế – tài chính, bất động sản, kiến trúc – quy hoạch hàng đầu Việt Nam, cùng đại diện các doanh nghiệp phát triển dự án tại Phú Quốc.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ trình bày tham luận và thảo luận về các vấn đề: Chiến lược quy hoạch, đầu tư, xây dựng các đô thị của Phú Quốc trong giai đoạn tới; Phú Quốc và định hướng trở thành trung tâm kinh tế – tài chính của châu Á và thế giới; Triển vọng phát triển không gian đô thị Phú Quốc nhìn từ quy hoạch Phú Quốc đến năm 2040; Thực trạng và xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản Phú Quốc; Tiên phong kiến tạo không gian đô thị Phú Quốc từ thực tế phát triển dự án Meyhomes Capital Phú Quốc; Tiềm năng sinh lời từ việc đầu tư lâu dài, bền vững vào phân khúc nhà ở cao cấp tại thị trường Phú Quốc…

Toàn bộ nội dung Hội thảo sẽ được tường thuật trực tiếp trên Reatimes.vn.

 656 total views,  5 views today

Vision Land

Công ty Cổ phần đầu tư BĐS Vision Land được thành lập từ năm 2017. Sau gần 6 năm hình thành và phát triển, đến nay Vision Land đã khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh hàng đầu trong ngành tư vấn, phân phối Bất động sản tại Việt Nam. Với tôn chỉ hoạt động: Luôn Luôn Mang Đến Cho Khách Hàng Sản Phẩm TỐT VÀ SINH LỜI BẬC NHẤT, chúng tôi đã nỗ lực trở thành kênh tư vấn tin cậy, mang đến cho khách hàng những dự án, sản phẩm đầu tư chất lượng và tiềm năng sinh lời cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.