Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng cần được thực hiện theo trình tự và quy định của Luật đất đai. Điều này giúp đảm bảo quyền cũng như lợi ích giữa các bên mua bán, giúp quá trình trở nên thuận tiện, có đầy đủ tính pháp lý và hạn chế những rủi ro khi giao dịch. Cùng Vision Land tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Được cấp bởi Bộ Xây Dựng và được thiết kế với màu hồng nhạt, bên trong có ghi các thông tin về người sở hữu, diện tích đất, tài sản đính kèm. Khác với sổ hồng, sổ đỏ được Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành cấp cho chủ sở hữu đất.
Đến năm 2009, Chính phủ ban hành quy định gọi chung giấy chứng nhận thành một loại với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cùng các loại tài sản khác. Áp dụng cho các loại đất, tài sản gắn với đất, trang bia của mẫu mới này có màu hồng nên gọi là sổ hồng.
Giá trị của sổ hồng và sổ đỏ có khác nhau không?
Hiện đang có 3 loại giấy chứng nhận được lưu hành cùng nhau đó là:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ là sổ đỏ
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất ở là sổ hồng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất là sổ hồng.
Theo quy định, mặc dù tên gọi khác nhau nhưng giá trị của 3 loại giấy này như nhau nên không cần phải đổi sang mẫu mới. Giá trị của tài sản nhà đất sẽ dựa trên diện tích, vị trí, tình trạng nhà đất và các tài sản khác gắn liền với đất.
Những lưu ý cần biết khi làm thủ tục mua bán nhà đất
Khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, bạn cần kiểm tra tính pháp lý của bất động sản. Nên đến tận nơi để so sánh thực tế xem có đúng với thông tin trên sổ hồng về diện tích, tình trạng nhà ở.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra trên sơ đồ của bản vẽ và thực tế xem có nằm ở dự án quy hoạch nào hay không. Các yếu tố về tính pháp lý, tranh chấp tài sản có thể tìm hiểu từ người dân xung quanh hoặc ủy ban xã.
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng đúng quy trình
Bạn đang muốn mua bán nhà đất có sổ hồng, hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đặt cọc nhà đất
Sau khi bạn đã kiểm tra các thông tin về nhà đất và có mong muốn mua tài sản này. Hai bên bán và mua sẽ thương lượng và đặt cọc tiền. Nội dung như sau:
- Thông tin của người bán và người mua theo CMND, CCCD, Hộ chiếu
- Các thông tin mô tả về nhà đất
- Số tiền mà hai bên đã thỏa thuận của nhà đất, số tiền đã đặt cọc.
- Thời gian và hình thức thanh toán tiền các đợt tiếp đến khi nhận được giấy chứng nhận.
- Thời điểm sẽ ký kết chuyển nhượng đất ở văn phòng công chứng.
- Hai bên có thể nhờ người thứ 3 làm chứng và bên mua sẽ giao số tiền đặt cọc đã ghi trong hợp đồng mua bán.
Bước 2: Công chứng hợp đồng
Người mua cần thực hiện thủ tục sang tên sẽ phải đến văn phòng công chứng và yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho. Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết theo quy định như sau:
- Bản gốc CMND, Hộ chiếu, CCCD của người đang sở hữu nhà đất.
- Bản gốc hộ khẩu thường trú của người sở hữu bất động sản.
- Bản gốc giấy đăng ký kết hôn nếu người sở hữu là vợ và chồng.
- Bản gốc sổ hồng đang mua bán
- 2 tờ kê khai lệ phí trước bạ theo mẫu
- 2 tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu
Bước 3: Sang tên sổ hồng
Khi đã công chứng xong, người mua cần mang hợp đồng đến văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên nhà đất có sổ hồng. Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể, nếu hồ sơ đầy đủ thì nhận phiếu hẹn trả kết quả có ngày cụ thể.
Bước 5: Đóng thuế phí
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng đã hợp lệ thì bạn cần nộp các loại thuế cần thiết theo yêu cầu là:
- Thuế thu nhập cá nhân mà bên bán sẽ cần đóng.
- Thuế trước bạ do bên mua đóng.
Bước 6: Nhận sổ hồng
Thủ tục đóng thuế và hoàn tất các giấy tờ liên quan thì người mua sẽ mang các giấy tờ này đến Uỷ Ban nhân dân nơi có đất cần mua bán. Sau khi xem xét các điều kiện pháp lý thì thủ tục sang tên được thực hiện theo trình tự, mẫu của pháp luật.
Qua những thông tin trên của Vision Land, bạn đã biết thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng thực hiện như thế nào. Mặc dù các bước rất đơn giản nhưng bạn cần kiểm tra nhà đất muốn mua về tính pháp lý, điều kiện sống xung quanh, các tranh chấp liên quan để hạn chế rủi ro khi mua bán.
366 total views, 1 views today