Những điều bạn nên biết khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Mua nhà là giao dịch quan trọng, việc đặt cọc cần có hợp động đặt cọc mua nhà để chắc chắn tài sản bạn mua có bị chuyển nhượng cho người khác hay không. Để hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp có thể gặp phải, bạn cần nắm rõ những quy định cần có của hợp đồng. Vision Land đã tổng hợp thông tin đầy đủ ở bài viết chi tiết dưới đây. 

Quy định có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Những quy định cần biết về hợp đồng đặt cọc khi mua nhà đất đó là:

  • Thông tin bên mua và bên bán
  • Số tiền đặt cọc cụ thể được viết bằng chữ và số, mục đích để chuyển nhượng tài sản, thửa đất, tờ bản đồ tại địa chỉ.
  • Mức giá chuyển nhượng.
  • Điều khoản và thỏa thuận về việc tiến hành thủ tục công chứng và sang tên. 
  • Thời gian đặt cọc
  • Nộp các loại thuế, phí và lệ phí cần thiết.
  • Xử lý tiền cọc
  • Các giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên
  • Hợp đồng cần ký và ghi rõ họ tên kể cả người làm chứng. 
Quy định có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
Quy định có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng hay không

Khi đặt cọc, người mua sẽ giao tiền, kim loại quý, đá quý và các tài sản có giá trị khác trong thời hạn để giao kết, thực hiện hợp đồng. Đây chính là cam kết để thực hiện giao dịch chuyển giao nhà đất. 

Hiện nay không có quy định về việc công chứng với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để hạn chế tranh chấp và tính pháp lý của giao dịch thì bạn nên thực hiện công chứng hợp đồng đặt cọc. 

Hợp đồng đặt cọc nhà viết tay có giá trị pháp lý không?

Hiện nay chưa có quy định về việc đặt cọc có cần thành lập văn bản hay công chứng, chứng thực hay không. Trong một số trường hợp, việc đặt cọc bằng hợp đồng viết tay hoặc qua lời nói vẫn có đầy đủ căn cứ để giải quyết tranh chấp như phạt cọc, tiền cọc.

Hợp đồng đặt cọc nhà viết tay có giá trị pháp lý khi công chứng
Hợp đồng đặt cọc nhà viết tay có giá trị pháp lý khi công chứng

Hợp đồng đặt cọc đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, hạn chế gặp tình trạng bội tín khi giao dịch và có tính thực tế phát sinh hiệu lực khi đã giao tài sản cọc. Bạn chỉ cần chứng minh được việc giao- nhận tiền để thực hiện giao dịch, hoạt động mua bán nào đó hoặc có các giấy tờ liên quan chứng minh thì giấy hẹn, biên nhận thì việc đặt cọc vẫn được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. 

Khi nào hợp đồng đặt cọc mua nhà vô hiệu

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất vô hiệu khi không có một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117. 

  • Chủ thể có đầy đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự với giao dịch được xác lập. 
  • Chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện và không bị mắc các bệnh tâm thần. 
  • Nội dung và mục đích giao dịch dân sự không được vi phạm vào các điều cấm kỵ của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. 

Nếu hợp đồng được xác lập nhưng không thỏa mãn các điều kiện sau thì sẽ bị vô hiệu. Một số yêu cầu khác trong luật là: hợp đồng đặt cọc được xác lập tự nguyện, đúng với mục đích sử dụng và không trái với chuẩn mực xã hội, tuy nhiên chủ thể giao kết chưa có năng lực về pháp luật dân sự như chưa đủ tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự như bị bệnh tâm thần thì hợp đồng này sẽ bị vô hiệu. 

Hợp đồng đặt cọc mua nhà vô hiệu
Hợp đồng đặt cọc mua nhà vô hiệu

Ngoài ra, hiệu lực hợp đồng đặt cọc còn phụ thuộc vào việc chỉ ra mục đích của việc giao và nhận tiền là gì, có được dùng để thực hiện hợp đồng hay không. Nếu không chứng minh được tiền cọc hay tiền trả trước thì đây được coi là tiền trả trước.

Cần lưu ý  gì khi làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Để đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch. Bạn cần lưu ý một số yếu tố khi làm hợp đồng là: 

  • Chú ý khi lập hợp đồng đặt cọc mua bán là phải phân biệt tiền cọc và trả tiền trước. Tiền đặt cọc và tiền trả trước đều là tiền hoặc tài sản khác mà bên mua đặt cọc cho bên bán để đảm bảo hợp đồng được giao kết. 
  • Người chịu trách nhiệm nộp các thuế, lệ phí là ai.
  • Trường hợp khi xảy ra tranh chấp thì cần giải quyết tranh chấp khi đặt cọc mua bán nhà đất. 
  • Số tiền giao nhận ghi bằng đơn vị tiền tệ nào (VNĐ/USD)
  • Tài sản đặt cọc theo thỏa thuận giữa hai bên là tiền mặt, vàng, đá quý.
  • Thông tin thửa đất: các thông tin như diện tích, tài sản đính kèm, nguồn gốc thửa đất, loại tài sản, thời hạn sử dụng nhà đất, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà đất, hạn chế rủi ro khi mua phải nhà đất đang bị thế chấp ngân hàng hoặc đang có tranh chấp dân sự. 
Làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
Làm hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

 Như vậy, khi mua bán đặt cọc mua nhà, bạn cần nắm rõ các quy định và điều khoản có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà. Các thông tin bên trong cần phải được ghi đầy đủ, chi tiết, nếu có người thứ 3 làm chứng thì cần có thêm chữ ký để chứng minh.

 189 total views,  1 views today

Vision Land

Công ty Cổ phần đầu tư BĐS Vision Land được thành lập từ năm 2017. Sau gần 6 năm hình thành và phát triển, đến nay Vision Land đã khẳng định được uy tín và năng lực cạnh tranh hàng đầu trong ngành tư vấn, phân phối Bất động sản tại Việt Nam. Với tôn chỉ hoạt động: Luôn Luôn Mang Đến Cho Khách Hàng Sản Phẩm TỐT VÀ SINH LỜI BẬC NHẤT, chúng tôi đã nỗ lực trở thành kênh tư vấn tin cậy, mang đến cho khách hàng những dự án, sản phẩm đầu tư chất lượng và tiềm năng sinh lời cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.